6+ Cách Trị viêm xoang cho bà bầu an toàn tại nhà

Viêm xoang tuy không phải là căn bệnh quá nguy hiểm nhưng đối với phụ nữ mang thai khi mắc bệnh viêm xoang có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe ảnh hưởng trực tiếp tới mẹ và bé, khiến cho suy giảm sức đề kháng của cơ thể. Vậy cách điều trị viêm xoang cho bà bầu như thế nào? Hãy để chúng tôi trả lời cho câu hỏi đó của bạn bằng bài viết dưới đây.

Viêm xoang là gì?

Viêm xoang là tình trạng niêm mạc xoang bị viêm, sưng tấy và tăng tiết dịch vì một số lý do có thể bao gồm nhiễm trùng do virus, nấm, vi khuẩn hoặc dị ứng, dẫn đến cản trở dòng chảy của các chất nhầy ra khỏi các xoang, khiến cho các chất này bị ứ đọng. Cảm lạnh cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng này. Và do sự tắc nghẽn của các chất này , có thể dẫn đến các triệu chứng như nghẹt mũi, đau ở các vị trí xoang, tăng áp lực hoặc khó chịu lên vùng mắt, mũi và má.

Nguyên nhân dẫn đến viêm xoang ở bà bầu

Có một số nguyên nhân dẫn đến bệnh việm xoang ở bà bầu như:

  • Hệ thống miễn dịch suy yếu khi mang thai, làm tăng khả năng mắc bệnh viêm xoang do tác nhân vi khuẩn, nấm và virus gây ra.
  •  Nội tiết tố thai kỳ thay đổi, đặc biệt là progesterone và estrogen, có thể làm cho bệnh viêm xoang trở nên nặng hơn. Hormon làm tăng lưu lượng máu trong mạch máu và màng, bao gồm cả màng nhầy, khiến chúng sưng lên, dẫn đến tắc nghẽn và chảy dịch mũi sau.
  • Cảm lạnh và cúm
  • Viêm mũi dị ứng, dị ứng cánh hoa, sốt cỏ khô.
  • Chấn thương, chóp mũi… có thể gây phản ứng viêm.
Viêm xoang có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau trong đó có phụ nữ đang mang thai
Viêm xoang có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau trong đó có phụ nữ đang mang thai

Các triệu chứng của bệnh

Viêm xoang khá dễ bị nhầm lẫn với viêm mũi vì cả hai đều có các triệu chứng giống nhau: hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi,… Để chắc chắn hơn cho sức khỏe của bản thân, khi người bệnh phát hiện những triệu chứng bất thường trên cơ thể thì nên chủ động đến cơ sở y tế để khám, chẳng hạn như:

  • Thường xuyên hắt hơi, nghẹt mũi và chảy nước mũi
  • Nước mũi tăng, đặc, xanh hoặc vàng, dịch nhầy làm nghẹt mũi
  • Nước mũi có mùi lạ, khó chịu
  • Ho khan, ho nhiều
  • Hơi thở có mùi khó ngửi
  • Mất khứu giác hoặc vị giác
  • Đau tai
  • Đau họng
  • Cơ thể bị sốt, có thể nhẹ nhưng có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn
  • Cảm thấy đau ở thái dương và hốc mắt, dần dần lan ra đầu và toàn bộ khuôn mặt khi thực hiện hành động nhai hoặc nghiêng đầu.

Ngoài những triệu chứng chung của bệnh viêm xoang, mỗi loại viêm xoang khác nhau sẽ có những dấu hiệu khác nhau, cụ thể:

  • Viêm xoang hàm: đau răng, đau chân răng
  • Viêm xoang sàng trước: đau hốc mắt, đau thái dương
  • Viêm xoang sàng và viêm xoang bướm nhóm sau: đau vùng cổ, gáy và lưng, tiết dịch mũi nhiều

Các dạng viêm xoang khi mang thai

Viêm xoang được chia thành 2 loại, đó là viêm xoang cấp tính, bán cấp và mãn tính:

  • Viêm xoang cấp tính: Đây là tình trạng bị nhiễm trùng tạm thời, viêm xoang thường kéo dài dưới bốn tuần. Viêm cấp tính có thể khiến một lượng lớn chất lỏng tích tụ lại ở xoang, và gây ra các triệu chứng có thể thấy rõ ràng.
  • Nếu bệnh dài hơn, từ 4 đến 12 tuần thì gọi là viêm xoang bán cấp.
  • Viêm xoang mãn tính phát triển khi các triệu chứng viêm xoang kéo dài hơn 12 tuần và kéo dài trong vài tháng không chấm dứt.
Cần xác định nguyên nhân gây viêm xoang ở bà bầu
Cần xác định nguyên nhân gây viêm xoang ở bà bầu để điều trị hiệu quả hơn

Một số biến chứng khi bà bầu bị viêm xoang

Bà bầu bị viêm xoang sẽ dẫn đến một số biến chứng sau:

  • Viêm thanh quản.
  •  Viêm dây thần kinh thị giác.
  • Viêm màng não, viêm tắc tĩnh mạch xoang hang.
  • Viêm amidan mãn tính.
  • Viêm mí mắt, viêm túi lệ, nhiễm trùng mắt…

Bà bầu bị viêm xoang có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Mẹ bầu bị viêm xoang có gây ảnh hưởng tới thai nhi không chắc chắn là thắc mắc của rất nhiều sản phụ trước khi muốn biết trị viêm xoang cho bà bầu. Viêm xoang trong thai kì có thể gây ra những ảnh hưởng không mong muốn tới cả mẹ và bé.
Đối với mẹ: Trong thời gian mang thai, nếu mẹ bầu bị viêm xoang thì sẽ cơ thể sẽ trở nên yếu ớt, sức khỏe bị ảnh hưởng tiêu cực. Cụ thể mẹ dễ bị:

  • Nhiễm trùng và viêm nhiễm: Nếu không được điều trị viêm xoang kịp thời, vi khuẩn có thể phát triển trong niêm mạc mũi xoang gây ra nhiễm trùng nặng hơn. Trong trường hợp nhiễm trùng nặng, nó có thể lan rộng ra các khu vực khác trong cơ thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
  • Làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hô hấp: Viêm xoang có thể làm tăng nguy cơ bị viêm phế quản, viêm phổi và các vấn đề hô hấp khác, do hệ miễn dịch yếu trong thai kỳ. Viêm xoang có thể khiến bà bầu ho và hắt hơi liên tục, ho nhiều có thể kích thích các cơn co thắt tử cung. Nếu sự kích thích tăng dần, có thể dẫn đến chuyển dạ sớm.
  • Khó chịu và mệt mỏi: Viêm xoang có thể gây ra triệu chứng như đau đầu, đau mắt, mệt mỏi và khó chịu. Trạng thái này có thể khiến cuộc sống hàng ngày của bà bầu trở nên khó khăn hơn, ảnh hưởng rất nhiều tới tâm lý của mẹ bầu.

Đối với thai nhi: Mẹ bầu khi gặp phải các vấn đề về sức khỏe do viêm xoang gây ra cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng. Ví dụ, căng thẳng mãn tính và nhiễm trùng có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển của não thai nhi và các hệ thống khác. Nếu mẹ bị viêm xoang khi mang thai thì tác hại đối với thai nhi là:

  • Nguy cơ sảy thai hoặc sinh non: Sản phụ có thể có nguy cơ sảy thai hoặc sinh non nếu bị nhiễm trùng nặng hoặc căng thẳng cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng miễn dịch và tình trạng thai kỳ của người mẹ.
  • Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của thai nhi: Hệ thống miễn dịch của thai nhi đang trong giai đoạn phát triển, tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm của mẹ có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của thai nhi, khiến thai nhi dễ bị nhiễm trùng và mắc bệnh.
  • Rủi ro đối với cân nặng và sức khỏe sau sinh: Các nhà khoa học nghiên cứu cho thấy nhiễm trùng hoặc viêm xoang ở mẹ khi mang thai có thể ảnh hưởng đến cân nặng và sức khỏe sau sinh của em bé.
  • Nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp sau sinh: Nếu mẹ bị viêm xoang hoặc bệnh về đường hô hấp khi mang thai, thai nhi có thể bị nhiễm trùng đường hô hấp sau khi sinh.
Bệnh lý viêm xoang ở bà bầu gây ảnh hưởng tới cả mẹ và thai nhi
Bệnh lý viêm xoang ở bà bầu gây ảnh hưởng tới cả mẹ và thai nhi

Những cách trị viêm xoang cho bà bầu mà không cần dùng đến thuốc

Sau khi tìm hiểu về định nghĩa, nguyên nhân, sự ảnh hưởng và các biến chứng của viêm xoang ở mẹ bầu, ta thấy khi mẹ bầu mắc bệnh viêm xoang cần hết sức cẩn thận. Dưới đây là các cách điều trị viêm xoang cho bà bầu mà các mẹ có thể tham khảo:

Chăm sóc tại nhà

Trường hợp các bà bầu khi bị viêm xoang nhẹ, sợ dùng thuốc ảnh hưởng đến thai nhi thì có thể thử một số biện pháp an toàn tại nhà sau đây:

  • Cung cấp đủ nước và ăn uống hợp lý
  •  Rửa mũi bằng nước muối, rửa mũi thường xuyên có thể làm giảm các kháng nguyên bề mặt trên niêm mạc xoang và giảm phản ứng dị ứng.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm, máy lọc không khí trong phòng vào ban đêm để giữ ẩm cho mũi và đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương trong khi bạn ngủ.
  • Sử dụng một chiếc gối cao hơn khi ngủ có thể giúp giảm khó thở và ngăn chất nhầy tích tụ trong xoang vào ban đêm.
  • Xông mũi hai lần một ngày có thể giúp làm loãng chất nhầy, giúp dịch mũi chảy ra dễ dàng hơn và tránh tích tụ với một số dòng thảo dược, không dùng các tinh dầu để kết hợp xông vì sẽ ảnh hưởng thai nhi.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm có thể giúp làm sạch miệng, cổ họng và giảm đau họng.
  • Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp bạn chống lại vi khuẩn.
  • Viêm xoang thường gây đau đầu khó chịu. Cơn đau đầu có thể giảm bớt bằng các biện pháp không dùng thuốc, chẳng hạn như: chườm nước ấm lên cổ vai gáy, xoa nhẹ vùng trán và tắm bằng nước ấm

Mẹo dân gian

Cách chữa viêm xoang cho bà bầu bằng cây xương cá

Cây xương cá rất hiệu quả trong điều trị viêm xoang, đặc biệt ở phụ nữ mang thai. Dùng cây xương cá để chữa bệnh viêm xoang cực kỳ đơn giản. Bạn chỉ cần lấy cây xương cá, cắt thành từng miếng nhỏ rồi đun sôi trong nước. Tiếp theo, bạn cuộn ba mảnh giấy A4 thành một ống nhỏ, cho ba đầu vào nồi, còn các đầu còn lại đưa vào mũi để hít hơi nước. Thực hiện đều đặn trong 20 – 25 phút, ngày 2 lần vào buổi sáng hoặc buổi tối, bà bầu sẽ thấy kết quả rõ rệt. Khi sử dụng cây xương cá, các mẹ cần lưu ý: mủ cây xương cá có chứa độc tính rất cao nên các mẹ hãy cẩn thận; đừng để nước của cây bắn vào mắt hay uống phải nước này. Mủ của cây sẽ gây phồng rộp da, mù mắt khi tiếp xúc ngoài; uống vào sẽ gây buồn nôn, tiêu chảy…

Tỏi trị viêm xoang cho bà bầu

Tỏi được xem là thần dược chữa viêm xoang ở bà bầu. Chữa viêm xoang bằng tỏi cũng đơn giản như chữa bằng cây xương cá. Bạn có thể sử dụng hỗn hợp nước ép tỏi và mật ong rồi dùng tăm bông nhẹ nhàng chà xát bên trong mũi. Ban đầu bạn sẽ có cảm giác nóng rát, khó chịu nhưng sau một thời gian cảm giác này sẽ dần biến mất hoặc lỗ mũi bạn sẽ thông thoáng và dễ chịu hơn. Nếu kiên trì sử dụng ngày 2 đến 3 lần, các triệu chứng viêm xoang sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

Trị viêm xoang cho bà bầu bằng hoa ngũ sắc

Hoa ngũ sắc cực kỳ an toàn và rẻ tiền trong việc chữa viêm xoang ở bà bầu. Chữa viêm xoang bằng hoa ngũ sắc vô cùng dễ dàng. Đầu tiên, bạn chọn loại cây hoa có nhiều màu sắc, rửa sạch rồi để ráo nước. Sau đó giã nát, vắt lấy nước, ngâm vào bông gòn, nếu ít nước có thể cho thêm một ít cồn 70 độ. Dùng bông này nhét vào lỗ mũi bị đau trong khoảng 15 – 20 phút. Miếng bông giúp hút mủ từ xoang. Sau khi lấy bông ra khỏi mũi, hãy xì mũi nhẹ nhàng để dịch hoặc mủ trong mũi và xoang chảy ra; tránh xì mũi mạnh vì mủ trong xoang có thể đi qua các khe giữa mũi hoặc tai, gây viêm tai giữa cấp tính. Làm điều này khoảng 2 đến 3 lần một ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả của nó trong vòng một tuần.

Sử dụng cây hoa ngũ sắc chữa bệnh viêm xoang rất hiệu quả
Sử dụng cây hoa ngũ sắc chữa bệnh viêm xoang rất hiệu quả

Dùng lá chanh chữa bệnh

Đây là cách chữa viêm xoang ở bà bầu cực tiết kiệm, an toàn và hiệu quả. Người ta nói rằng, lá chanh có vị ngọt, hăng, có tác dụng an thần, an thần, diệt khuẩn và long đờm. Lá chanh chứa tinh dầu thơm dễ chịu có tác dụng diệt khuẩn hoặc tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể chống lại vi khuẩn gây viêm xoang ở phụ nữ mang thai. Dùng lá chanh khô đun sôi trong 10 phút, vắt lấy nước hoặc súc miệng hàng ngày. Phương pháp này có thể giúp mẹ thông mũi, hắng họng, giảm tiết dịch nhầy.

Điều trị viêm xoang bằng thuốc

Thuốc đông y

Phụ nữ sử dụng thuốc đông y để điều trị viêm xoang khi mang thai là an toàn nhưng người bệnh vẫn cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Ngừng dùng thuốc nếu thấy các biểu hiện lạ. Một số loại thảo mộc được bác sĩ khuyên dùng bao gồm:

  • Xuyên khung
  •  Bạch chỉ
  • Bồ công anh
  • Hương nhu
  • Cam thảo.

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết sử dụng thuốc trị viêm xoang khi mang thai có thể ảnh hưởng đến thai nhi, tùy thuộc vào loại thuốc và cách bạn sử dụng. Vì vậy, bất kỳ loại thuốc nào dùng khi mang thai đều cần phải được sự cho phép của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Thuốc tây y

Các chuyên gia đã khuyến cáo nên hạn chế tối đa việc uống thuốc viêm xoang khi đang mang thai. Thai kỳ khi có sự nhận định ổn định của bác sĩ thì sản phụ mới có thể sử dụng thuốc tây y. Tuy nhiên vẫn phải chọn các loại thuốc ít tác dụng phụ và phải được sự cho phép của bác sĩ. Thuốc Tây y điều trị viêm xoang cho bà bầu thường gồm:

  • Các loại thuốc kháng sinh gồm: Amoxicillin-clavulanate, Cefprozil hoặc Ampicllin, Cephalosporin.
  •  Các loại thuốc xịt gồm: Otrivin 0.05 – 0.1%, Avamys, Flixonase giúp giảm nghẹt và giảm tiết dịch mũi. Chú ý khi dùng thuốc này là mẹ bầu không nên dùng liên tục quá 3 ngày.
  • Các loại thuốc kháng Histamin gồm: Loratadine và Chlorpheniramine giúp hạn chế triệu chứng của bệnh và đẩy lùi tình trạng dị ứng.
  • Các loại thuốc chứa Steroid: Thuốc này dùng xịt tại chỗ, làm giảm nghẹt mũi và cảm giác khó chịu ở mũi.
Cẩn trọng khi dùng thuốc tây y điều trị viêm xoang cho bà bầu
Cẩn trọng khi dùng thuốc tây y điều trị viêm xoang cho bà bầu

>>>Xem thêm

Biện pháp phòng bệnh viêm xoang khi mang thai

Một số bước giúp bạn ngăn ngừa nhiễm viêm xoang khi mang thai bao gồm:

  • Tránh đến những nơi bụi bặm, ô nhiễm hoặc nếu phải tiếp xúc nên đeo khẩu trang và hạn chế thời gian.
  • Hạn chế tiếp xúc với người bị cảm lạnh, những người đang mắc bệnh cảm cúm, bệnh lây qua đường hô hấp.
  • Làm sạch hoàn toàn khu vực sinh hoạt trong nhà và hút bụi thường xuyên
  • Ăn nhiều trái cây tươi, rau củ và sữa chua để tăng cường miễn dịch
  •  Tập thể dục nhẹ nhàng và đều đặn.
  • Khi trời trở lạnh phải giữ ấm cho cơ thể.
  • Hạn chế nuôi các loại có lông gây dị ứng như chó, mèo,…
  • Uống nước nhiều để loãng dịch nhầy ở xoang.

Khi nào nên đến bác sĩ?

Nếu bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm khi bạn đã áp dụng các biện pháp không dùng thuốc và thuốc không kê đơn mà vẫn có các biểu hiện như: sốt trên 38 độ C, viêm xoang tái phát, ho ra đờm màu vàng xanh hoặc tâm thần bị ảnh hưởng nghiêm trọng thì cần tới ngay bệnh viện để được thăm khám kịp thời.

Như vậy, chúng tôi đã mách bạn các cách điều trị viêm xoang cho bà bầu, bạn hãy tham khảo để có thể xử trí khi cần thiết. Tuy nhiên, bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ nghe tư vấn và kê đơn thuốc để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé nhé.

 

You might also like